Hội thảo Khoa học Quốc tế: Tôn giáo và Khoa học Phương Tây từ cách tiếp cận Đông Á 

Hội thảo Khoa học Quốc tế: Tôn giáo và Khoa học Phương Tây từ cách tiếp cận Đông Á 

Thời gian: ngày 5-6/12/2018

Địa điểm: Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôn giáo và khoa học là những lĩnh vực từ cổ xưa trong lịch sử của nhân loại và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử và hiện tại. Tuy vậy, nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam hiện vẫn còn khá mới mẻ và đó cũng là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc tế “Tôn giáo và khoa học phương Tây từ cách tiếp cận Đông Á” do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại cùng với Khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Missionswissenschaftliches Institut Missio e. V, viết tắt là MWI) CHLB Đức, Viện Thần học, Đại học Ki tô giáo Trường Vinh (School of Theology, Chang Jung Christian University), Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Việt Nam và Hiệp hội Trao đổi văn hóa Đài-Việt, Đại học Quốc gia Thành Công, Đài Loan kết hợp tổ chức tại. Đây cũng là hội thảo thường niên lần thứ 10 do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại cùng với Khoa Triết học kết hợp tổ chức, một trong những hoạt động hiệu quả nhất thể hiện sự hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với Viện Nghiên cứu Tôn giáo CHLB Đức (MWI) nhiều năm qua nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu và đạo tạo các lĩnh vực liên quan tới tôn giáo học.

Với gần 50 báo cáo khoa học, Hội thảo có sự tham gia của trên 70 đại biểu đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tôn giáo Chính phủ, Học viện Đa Minh, TP Hồ Chí Minh và nhiều cơ quan khác. Một số cơ quan thông tấn như Đài truyền hình VTC10 và Đài truyền hình Hà Nội tới đưa tin về Hội thảo.

Đặc biệt, Hội thảo có sự hiện diện của 21 học giả quốc tế đến từ CH. Áo, CH. Slovakia, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippine, Úc. Bên cạnh chất lượng chuyên môn cao thể hiện qua các báo cáo, tham luận cũng như những trao đổi chuyên môn, Hội thảo cũng là dịp khẳng định chính sách tôn giáo cởi mở của nhà nước Việt Nam hiện nay. Tùy theo chủ đề, các báo cáo, tham luận được phân thành 4 tiểu ban sau.

Tiểu ban I. Tôn giáo, ma thuật và khoa học: những vấn đề lý luận chung

Tiểu ban II. Khoa học phương Tây, Kitô giáo và Phật giáo trong bối cảnh văn hóa khu vực

Tiểu ban III. Khoa học phương Tây và các tôn giáo đa thần trong bối cảnh văn hóa Đông Á

Tiểu ban IV. Tôn giáo và khoa học trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội

Các báo cáo khoa học sau đó sẽ được tuyển chọn, biên tập thành 01 công trình chuyên khảo công bố quốc tế bằng tiếng Anh. Những báo cáo còn lại sẽ được biên tập xuất bản Kỷ yếu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI

CENTER FOR CONTEMPORARY RELIGIOUS STUDIES (CECRS)

Thêm thông tin về Hội thảo, mời các bạn xem đường link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=vD5nus2LR_Y

 

Một vài hình ảnh từ Hội thảo

 

 

Toàn cảnh Hội thảo

 

 

GS Hiệu trưởng Phạm Quang Minh,Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN  tặng quà lưu niệm tới GS. Trần Văn Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại, hiện công tác tại Trường Đại học Ki tô giáo Trường Vinh, Đài Loan

 

 

PGS. TS Nguyễn Quang Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại tặng quà lưu niệm tới GS. Trần Văn Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, hiện công tác tại Trường Đại học Đại học Ki tô giáo Trường Vinh, Đài Loan

 

 

 

GS. TS Lisa Stenmark, Đại học quốc gia San Jose (Hoa Kỳ) với Báo cáo đề dẫn

‘Những giới hạn của mô hình quan hệ “tôn giáo và khoa học” của phương Tây trong bối cảnh đa văn hóa’

 

 

PGS. TS Nguyễn Quang Hưng, Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo nghiên cứu về ‘Tôn giáo và Khoa học phương Tây trong bối cảnh Việt Nam’

 

 

GS. TS Jesus Deogracias Z Principe, Đại học Anteneo de Manila, Philippine trình bày nghiên cứu ‘Giữa sự linh thiêng và sự phàm tục: môi trường vũ trụ mà Giáo hội Quiapo mời gọi’

 

NCS Ngô Đăng Toàn (ĐHQGHN) trình bày nghiên cứu ‘Phong trào Đông học và đạo Cao Đài với khoa học phương Tây trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân: một bước triển khai thuyết thế giới quan

của Ninian Smart’

 

 

Các học giả tham gia chụp ảnh lưu niệm kết thúc Hội thảo